Trung Quốc có khoảng 2.300 cầu đáy kính, chưa kể vô số lối đi bộ hoặc cầu trượt đáy kính chưa được thống kê. Đây đều là những nơi thu hút khách ưa trải nghiệm cảm giác mạnh, giúp phát triển thị trường du lịch nội địa của đất nước tỷ dân.
Theo VNE, đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc kêu gọi chính quyền tại các địa phương thực hiện "đánh giá an toàn toàn diện" tại các dự án cầu kính. Quyết định này được nhiều người ủng hộ. Một số ý kiến phản đối cầu đáy kính mọc lên như nấm trong vài năm qua. "Tôi không hiểu vì sao lại có quá nhiều cầu kính như vậy, thật lãng phí tiền của", một người bình luận trên Weibo.
Lối đi bằng kính ở núi Đông Thái Hành Sơn là một điểm hút khách khác của tỉnh Hà Bắc bị đóng cửa.
Không ít tai nạn được ghi nhận tại các điểm đến mạo hiểm này, với ít nhất hai trường hợp tử vong. Đầu năm, một người chết và 6 người bị thương khi ngã từ cầu trượt đáy kính tại tỉnh Quảng Tây. Trời mưa khiến nền kính trơn, khiến nạn nhân va chạm với thanh chắn và ngã khỏi đường trượt, tử vong vì chấn thương đầu nghiêm trọng.
Năm 2017, một du khách tử vong sau tai nạn trên đường trượt đáy kính tại tỉnh Hồ Bắc. Năm 2016, một du khách bị thương do đá rơi trúng người khi đang trải nghiệm đường đi bộ đáy kính ở Trương Gia Giới. Năm 2015, một cây cầu kính ở tỉnh Hà Nam bị nứt chỉ 2 tuần sau khi khai trương, khiến du khách bỏ chạy.
Hai vị khách người Trung Quốc bị kết án tù vì giấu 60 kg lươn thủy tinh còn sống trong hành lý mà không khai báo.
" alt=""/>Hàng loạt cầu kính Trung Quốc bị đóng cửa vì lo ngại an toànSự sạch sẽ có thể xem như một dấu hiệu của người Nhật Bản. Họ nhiều lần thể hiện tinh thần "sống chết cũng phải sạch" và được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Cảnh các cổ động viên Nhật Bản hay cầu thủ nước này dọn rác, phòng thay đồ sau giờ thi đấu chẳng còn là chuyện lạ. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao Nhật Bản lại ám ảnh về sự sạch sẽ đến thế? Ảnh: Context Travel.
![]() |
Người Nhật Bản hình thành ý thức sạch sẽ từ khi còn đi học. Những đứa trẻ phải trực tiếp tham gia giữ gìn vệ sinh, lau dọn trường học của chúng. Ở xã hội phương Tây, điều này có thể xem như một hình thức lạm dụng trẻ em. Thực tế, một số ý kiến cho rằng đây là cách tiết kiệm chi phí thuê nhân viên vệ sinh của các trường học. Tuy nhiên, trong mắt người Nhật Bản, đó đơn thuần là hoạt động nâng cao ý thức của trẻ em từ khi còn trên ghế nhà trường. Ảnh: Getty. |
![]() |
"Thi thoảng, tôi lại không muốn dọn trường học", Chika Hayashi chia sẻ với BBC. "Dù vậy, tôi vẫn làm vì đó là một thói quen tốt. Chúng tôi nên có trách nhiệm làm sạch những thứ mà mình sử dụng". Học sinh đến trường đều để giày vào tủ và thay một đôi khác nhằm tránh mang bụi bẩn từ ngoài. Điều này cũng được áp dụng khi bạn đến nhà người khác. Sự tự giác, ý thức từ nhỏ về việc giữ vệ sinh là một phần quan trọng trong văn hóa người Nhật Bản. Ảnh: BBC. |
![]() |
Một yếu tố khác khiến người Nhật sạch sẽ quá mức là họ rất nhạy cảm về hình ảnh của mình trong mắt đối phương. Họ sợ bị đánh giá có ý thức kém, thiếu trình độ học vấn hoặc nuôi dạy không tử tế. Ảnh: Getty. |
![]() |
Hình ảnh đẹp về sự sạch sẽ của người Nhật được thể hiện nhiều lần trên TV, đặc biệt là những sự kiện lớn như World Cup 2014 và 2018. Trong cuộc sống thường ngày, người Nhật vẫn duy trì nếp sống này. Nhân viên văn phòng quét những con đường xung quanh chỗ làm. Trẻ em nhặt rác ở trường học. Dù vậy, họ cũng không tốn công lắm vì hầu hết chẳng có rác để dọn. Ở các sự kiện ngoài trời, người Nhật còn tự mang gạt tàn cầm tay và túi rác để đồ. Ảnh: USA Today. |
![]() |
Sự sạch sẽ của người Nhật khiến nhiều du khách cảm thấy "choáng". Nếu rút tiền ở ATM, bạn gần như luôn nhận được những tờ mới cứng, sạch sẽ. Dù vậy, tiền qua tay nhiều người nên chắc chắn bị nhiễm bẩn. Do đó, ở nhiều khách sạn, họ không đưa trực tiếp tiền cho nhau. Thay vào đó, người Nhật để tiền vào trong khay nhỏ, điều này cũng thường thấy khi đi taxi. Ảnh: Getty. |
![]() |
Bụi bẩn, vi khuẩn cũng nằm trong danh sách quan tâm hàng đầu của người dân xứ phù tang. Nếu bị cúm, họ sẽ dùng hẳn khẩu trang phẫu thuật để tránh lây cho người khác. Điều này tiết kiệm được khoản chi phí chữa bệnh lớn cho người xung quanh, đồng thời thể hiện ý thức tự giác của người bệnh. Ảnh: TST. |
![]() |
Nỗi ám ảnh sạch sẽ của người Nhật Bản cũng gắn liền với Thần đạo, một trong những tôn giáo chính ở xứ phù tang. Sự sạch sẽ là trung tâm của Thần đạo, được hiểu như sự tôn kính, sùng đạo. Kegare (bụi bẩn) cũng là một khái niệm quan trọng trong Thần đạo, trái ngược với sự sạch sẽ, thuần khiết. Những người bị nhiễm kegare sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội. Đó là một trong những lý do chính khiến người Nhật luôn đề cao sạch sẽ. Ảnh: CDN. |
![]() ![]() |
Tuy nhiên, một tranh cãi nhỏ vẫn xảy ra xoay quanh chủ đề sạch sẽ của người Nhật Bản. Tờ Japan Times từng có bài viết giải thích về hình mẫu người Nhật Bản mà chúng ta thường nhầm lẫn. Theo cây viết Amy Chavez, người Nhật gọn gàng chứ không thật sự sạch sẽ. Ảnh: Quora. |
![]() |
Họ có sự phân định rõ ràng giữa khu vực công cộng và riêng tư. Các hoạt động thể hiện sự sạch sẽ cũng giống như những gì bạn thường thấy trên TV. Tuy nhiên, tại nơi có tính chất riêng tư cao như nhà trọ ở các vùng quê, sự sạch sẽ đôi khi là xa xỉ. "Bạn sẽ không muốn nhìn vào gian bếp của họ đâu", cây viết này chia sẻ. Amy Chavez cũng nói thêm ở nhiều vùng nông thôn, người dân vẫn giữ nếp đổ rác xuống sông. Ảnh: Alamy. |
Tạm biệt cái nắng hè, thành phố Fukuoka (Nhật Bản) rũ bỏ vẻ nhễ nhại, bức bối để nhẹ nhàng khoác lên mình lớp áo mới trong thời khắc đất trời chầm chậm chuyển sang thu.
" alt=""/>Nỗi ám ảnh sạch sẽ của người Nhật BảnĐối với thị trường thứ cấp, giá bán và thanh khoản tiếp tục phục hồi, cách giao dịch tập trung tại các dự án đã có sổ hồng hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị bàn giao nhà.
Về giá bán căn hộ sơ cấp, theo DKRA Group, tại TPHCM mức giá dao động từ 30 – 493 triệu đồng/m2, Bình Dương từ 26 – 59 triệu đồng/m2, Bà Rịa – Vũng Tàu từ 35 – 61 triệu đồng/m2, Đồng Nai từ 33-41 triệu đồng/m2, Long An từ 21 – 29 triệu đồng/m2.
Phân tích về khả năng tiếp cận nhà ở, chuyên gia Savills Việt Nam cho biết giai đoạn 2019 – 2023, giá nhà tại TPHCM tăng trung bình 3%/năm, bằng với mức tăng thu nhập cá nhân. Khoảng cách giá nhà và thu nhập ngày càng lớn khiến cơ hội sở hữu nhà ở của người dân trở nên khó khăn hơn.
Mỗi năm, người thu nhập trung bình và các hộ gia đình trẻ tại TPHCM có nhu cầu khoảng 50.000 căn hộ. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ.
Khảo sát cho thấy, các dự án chung cư tại TPHCM chào bán ra thị trường trong quý 3/2023 hầu hết thuộc phân khúc cao cấp và nằm ở khu Đông Sài Gòn. Đơn cử như giai đoạn tiếp theo của dự án Eaton Park, TP Thủ Đức đang được Gamuda Land chào bán với mức giá trung bình 140 triệu đồng/m2.
Masterise Home cũng vừa tung ra thị trường 2 toà chung cư của dự án Masteri Grand View với mức giá từ 100 triệu đồng/m2. Đây là phân khu cao tầng đầu tiên của Khu đô thị mới The Global City, TP Thủ Đức.
Tại Khu đô thị Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức, giai đoạn tiếp theo của phân khu The Opus One cũng đang được chào bán với giá khoảng 100 triệu đồng/m2. Sau khi hoàn thiện 5 tầng hầm, dự án King Crown Infinity đang mở bán giỏ hàng tiếp theo với mức giá dao động từ 100 – 125 triệu đồng/m2.
Nhu cầu mua nhà vừa túi tiền dịch chuyển ra các tỉnh lân cận
Theo bà Giang Huỳnh - Giám đốc bộ phận nghiên cứu & S22M tại Savills Việt Nam, cả TPHCM và các tỉnh lân cận đều đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Tương lai gần, TPHCM sẽ chứng kiến sự gia tăng của các dự án cao cấp, trong khi nguồn cung nhà ở giá vừa túi tiền lại hạn chế.
Chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng, nhà ở có giá phải chăng là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao. Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở giá vừa túi tiền tại TPHCM ngày càng tăng cao nhưng nguồn cung hạn chế sẽ xuất hiện sự dịch chuyển nguồn cầu ra các tỉnh lân cận.
Với cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, chuyên gia Savills Việt Nam dự báo nguồn cung căn hộ giá phải chăng tại các tỉnh lân cận TPHCM sẽ đạt 24.000 căn trong 3 năm tới. Sau Bình Dương, Long An đang trở thành thị trường bổ sung đáng kể nguồn cung nhà ở có giá phải chăng.
Theo ghi nhận, khu vực cửa ngõ phía Tây của TPHCM hiện khá sôi động khi có sự xuất hiện của một số dự án căn hộ chung cư có giá bán vừa túi tiền.
Đơn cử như Nam Long Group đang mở bán hơn 500 căn hộ giai đoạn 3 của dự án EHome Southgate, thuộc Khu đô thị Waterpoint 355ha; hay SeaHoldings Group cũng vừa đưa ra thị trường 2.000 căn hộ tại dự án Destino Centro. Cả hai dự án này đều có mức giá bán phải chăng, chỉ khoảng 1 tỷ đồng/căn.
Theo ông Trần Hiền Phương - Tổng Giám đốc SeaHoldings Group, so với các năm trước, dù chưa rõ nét nhưng hiện nay, thị trường bất động sản khu vực lân cận TPHCM, trong đó có Long An, đã khởi sắc hơn. Các dự án có giá bán hợp lý vẫn thu hút người mua, tỷ lệ hấp thụ cao.